Đại tá.Ths Vũ Ngọc Tuấn-Trưởng phòng kỹ thuật Điện tử Y tế và an toàn bức xạ/Viện Điện tử/ Viện KH-CN quân sự
Khuôn mặt bao gồm nhiều xương nhỏ ghép lại, tạo ra các hốc rỗng có cấu trúc sụn xốp, nằm bên trong khối xương sọ và xương mặt. Những hốc này gọi là Xoang, bề mặt xoang được bảo vệ bằng màng niêm mạc lót, có chức năng giữ, lưu thông các chất để nuôi xương và tạo âm sắc cho giọng nói. Có 8 nhóm xoang xếp thành bốn đôi tương xứng ở hai bên hốc mũi bao gồm: Xoang hàm, xoang trán, xoang bướm và một số xoang sàng.
1. Khái niệm Viêm xoang :
- Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót ở các xoang cạnh mũi, gây tắc các lỗ thông xoang. Tùy vào vị trí của xoang mà có các bệnh lý như: Viêm xoang hàm, viêm xoang sàng, viêm xoang bướm, viêm xoang trán, hoặc viêm đa xoang. Có hai loại viêm xoang
- Viêm xoang cấp tính: Diễn ra trong thời gian ngắn, nguyên nhân chính là do vi-rút gây ra. Do vậy không cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bệnh được chữa khỏi khi được điều trị nội khoa đúng cách và kịp thời.
- Viêm xoang mãn tính: là Viêm xoang cấp tính tái phát lại nhiều lần, gây phù nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch, gây tắc các lỗ thông xoang. Người bệnh khó thở và suy giảm khứu giác.
2. Các triệu chứng chính của bệnh viêm xoang:
-
- Triệu chứng.
- Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa, nhất là mùa xuân và thường hay gặp ở người lớn. xuất hiện sau một đợt cảm cúm kéo dài hoặc viêm mũi dị ứng nặng
- Đau nhức tại các vùng xoang bị viêm ( vùng má, giữa hai lông mày, giữa hai mắt, nhức vùng gáy) kèm theo đau đầu và gây sốt.
- Chảy dịch: Chảy dịch mũi khi bị viêm xoang trước, dịch chảy xuống họng nếu bị viêm xoang sau. Dịch có màu đục, vàng nhạt hay màu xanh, mùi khó chịu, niêm mạc bị viêm, phù nề gây nghẹt mũi ở một hoặc cả hai bên mũi, ho, khó thở, nặng mặt, mệt mỏi . Bệnh có thể dẫn tới mất khứu giác tạm thời. Hơi thở có mùi hôi do các ổ vi khuẩn hình thành ở các xoang bị viêm tạo ra.
- Ngoài ra, khi nghiêng người về phía trước người bệnh có cảm giác choáng váng, chóng mặt, đau tăng khi hắt hơi mạnh, người bệnh thiếu tập trung, ăn, ngủ kém.
Biến chứng của Viêm xoang
Viêm xoang nếu không chẩn đoán và chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Áp xe hậu nhãn cầu, Viêm não, viêm tai giữa, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, viêm phế quản, viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt v.v.
Nguyên nhân bệnh Viêm xoang: Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm xoang như:
- Thường gặp nhất là do nhiễm virus, vi khuẩn làm tổn thương tế bào niêm mạc xoang gây viêm mũi xoang cấp tính.
- Dị ứng: Thời tiết thay đổi, phấn hoa, ô nhiễm môi trường.
- Lệch vách ngăn mũi, biến chứng của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên hoặc tuyến nhầy của niêm mạc xoang hoạt động quá mức.
- Viêm mũi lâu ngày, polyp mũi, phì đại cuốn mũi, điều trị không đúng cách sinh ra vi khuẩn và nấm trong khoang mũi.
- Ngoài ra, bệnh suyễn, rối loạn miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, xơ nang.. cũng là yếu tố gây bệnh Viêm xoang.
3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm xoang.
- Lâm sàng: căn cứ vào các triệu chứng đã nêu trong mục:
- Cận lâm sàng: Nội soi tai mũi họng là phương pháp sử dụng thông thường nhất( phát hiện sự bất thường của dịch mũi; phù nề, viêm đỏ, xuất tiết của niêm mạc). Chụp CT để phát hiện được bất thường giải phẫu vùng mũi xoang
4. Điều trị theo phương pháp YHCT kết hợp YHHĐ bằng máy Doctor Home.
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ khoang mũi, họng bằng nước muối hoặc dung dịch chuyên dùng trong y tế. (chú ý sau khi vệ sinh yêu cầu người bệnh hợp tác để đẩy hết dung dịch ra khỏi các khoang mũi càng khô càng tốt)
Bước 2: Đặt người bệnh trên giường điều trị ở trạng thái thoải mái nhất và thực hiện đồng thời các tác nhân vật lý trên máy Doctorhome – DH14 để thực hiện các kỹ thuật sau:
- Đưa hai đầu phát laser ( 650nm-5mW)/đầu, đặt vào trực tiếp 02 lỗ mũi của người bệnh điều chỉnh cường độ lên mức 9 ; Thời gian điều trị: (30 – 40) phút/lần/ngày.
- Sử dụng tổ hợp (Ion âm, nhiệt thẩm thấu thuốc, điện xung) điều trị vùng gáy người bệnh. Thời gian điều trị: (30 – 40) phút/lần/ngày
- Sử dụng tổ hợp ( siêu âm kết hợp với điện xung): Đặt một điện cực điện xung dán ở huyệt đại chùy Đặt đầu siêu âm tại vị trí các hốc xoang( điều chỉnh cường độ sóng siêu âm từ mức (5-7), tăng dần cường độ điện xung lên mức mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất), di chuyển đầu siêu chậm và dừng lại 01 phút tại các huyệt thượng, nghinh hương, quyền liệu và điểm đau của xoang. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ để đặt Thời gian điều trị từ (05-10) phút/ hốc xoang /01 lần/01 ngày.
Bước 3: Laser châm – Sử dụng máy máy Laser 02 bước sóng Doctorhome – DH18: Đặt các điện cực phát laser ( 650 và 808) nm- 220 mw trên các kênh (2,3,4,5,6) điều trị các huyệt thượng nghinh hương, quyền liêu, phong trì, thái dương và vùng xoang trên vùng mặt hoặc gáy; đồng thời sử dụng đầu phát laser 650nm- 25mW trên kênh 1 để điều trị trực tiếp vào khoang miệng. thời gian điều trị (10-20) phút/lần/ ngày
Chú ý: Nếu người bệnh bị suy nhược, suy giảm hệ miễn dịch hoặc kèm theo đau đầu, sau các kỹ thuật trên ta cần bổ sung một số kỹ thuật như sau:
- Tăng cường kỹ thuật laser nội tĩnh mạch nhằm tăng dinh dưỡng, cải thiện chất lượng máu, trung hòa gốc tự do, chống viêm và hồi phục tế bào niêm mạc, tăng cường khả năng hồi phục cơ thể.
- Sử dụng thiết nhãn quang( Điện cực Xung mắt ) Cố định điện cực tại vùng xoang trán hoặc xoang bướu của người bệnh – sẽ có tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm phù nề rất tốt: thời gian điều trị 20 phút/lần/ ngày.
Kết luận.
Tại phòng khám “Đường thiên y” số 8, Tầng 8 , Láng Hạ, Ba Đình , Hà Nội , Nếu người bệnh được điều trị kịp thời, khả năng hồi phục hoàn toàn chỉ sau (1-3) tuần. Trường hợp bệnh nặng, thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn (3-5) tuần. Đây là một kỹ thuật mới và hiện đại được áp dụng trong chuyên ngành YHCT kết hợp với YHHĐ – Phục hồi chức năng, là phương pháp điều trị không dùng thuốc, không gây đau, không lây truyền bệnh, an toàn, hiệu quả, dễ áp dụng tại các tổ chức y tế và đã giúp cho người bệnh nhanh chóng hồi phục một cách toàn diện, sớm hòa nhập cộng đồng. Chúng tôi tự tin và giới thiệu giải pháp để đồng nghiệp và người bệnh tham khảo.
Trân trọng cảm ơn!